Những trang web tùy biến có thiết kế sáng tạo.

Chúng ta đã nói rất nhiều về web tuỳ biến (linh hoạt) – responsive website trong suốt thời gian qua, nhưng các ví dụ tuyệt vời thì chưa nhiều lắm. Bài này sưu tầm những trang web thiết kế đẹp, ấn tượng và tất nhiên là tuỳ biến trên mọi thiết bị.

____________________________________________________________________________________________________

Purveyor

Purveyor-Responsive-Web-Designs

Purveyor-Responsive-Web-Designs-full-screen

Purveyor-Responsive-Web-Designs-iPhone Continue reading

10 cách đơn giản để nâng cao kỹ năng thiết kế đồ họa

Đối với một nhà thiết kế đồ họa, đặc biệt là những người trẻ, cải thiện kỹ năng là điều quan trọng để bạn tự tin hơn và thu hút nhiều khách hàng hơn. Hãy nhớ rằng các nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng cũng bắt đầu từ vị trí như bạn bây giờ, họ thành công xuất sắc vì họ không ngừng tiến bộ. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với bạn những cách đơn giản để giúp bạn phát triển nghề nghiệp thiết kế của mình.

1. Tạo ra dự án thiết kế của chính bạn

Ngày cả khi bạn không có dự án nào từ khách hàng, bạn cũng hãy tạo một vài dự án thiết kế cho riêng mình. Việc này sẽ giúp bạn mài giũa kỹ năng thiết kế đồ họa và thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo của mình. Bên cạnh đó Continue reading

5 bước đơn giản để bạn tự thiết kế được một bìa sách

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, nếu vì 1 vài lý do nào đó mà bạn không thể thuê một họa sĩ minh họa cho bìa sách của mình, nếu bạn yêu thích mày mò, tự học hỏi để trải nghiệm thì đây là bài viết bạn không nên bỏ qua. LP Magazine sẽ gợi ý cho bạn 5 bước để tự thiết kế bìa sách dù bạn không phải nhà thiết kế chuyên nghiệp.

Đọc tiêu đề bài viết này, bạn có thể nghĩ rằng tôi đang khuyến khích bạn không nên thuê một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp cho việc thiết kế bìa sách. Thật ra không phải vậy. Một nhà thiết kế đồ họa hay họa sĩ minh họa là sự lựa chọn hiệu quả và an toàn cho tất cả các ấn phẩm. Nhưng có thể bạn đang gặp vấn đề về tài chính, bạn muốn có một sản phẩm từ đầu đến cuối đều do mình thực hiện, hay bạn luôn yêu thích thiết kế đồ họa, bạn nghĩ mình có tài năng với công việc đó và muốn thử sức, vậy thì bạn không cần tốn nhiều tiền để có được một bìa sách đẹp đâu. Hãy tự mình thiết kế bìa sách với 5 bước Designs.vn sẽ giới thiệu dưới đây nhé. Đây không phải là một câu trả lời hoàn chỉnh, trả lời chính xác cho câu hỏi làm sao để thiết kế bìa sách đẹp bởi vì phải mất vài năm kinh nghiệm bạn mới có thể tự tin với công việc thiết kế bìa sách được. Tuy nhiên những điều mà Designs.vn chia sẻ với bạn sẽ giúp bạn đi đúng hướng và là một gợi ý hay cho các bạn yêu thích thiết kế tự học hỏi và rút kinh nghiệm thiết kế bìa sách cho bản thân.

Bước 1

Thế nào là một bìa sách tốt? Đó là bìa sách gây được thiện cảm và thu hút người muốn thưởng thức quyển sách đó. Bước đầu tiên bạn tìm kiếm trên mạng Internet, các trang web về thiết kế, các trang web của các nhà xuất bản, trên Designs.vn… và tìm ít nhất 20 cuốn sách có bìa sách đẹp mà bạn cảm thấy ấn tượng và mong muốn cho ra đời một bìa sách cuốn hút như vậy. Không quan trọng chúng là bìa của sách tự xuất bản, hình minh họa, những ấn phẩm nhỏ hay là sách của các nhà xuất bản lớn… miễn là bạn cảm thấy thích thú và chúng có thể gợi cảm hứng cho bạn.

Bước 2

Trong  ít nhất 20 bìa sách đẹp mà bạn thu thập được, hãy chọn ra 4 bìa sách bạn có thể học hỏi và gần với nội dung bạn cần thể hiện nhất. Tôi không khuyến khích bạn sao chép thiết kế của người khác nhưng bạn có thể coi chúng như là một mẫu để học tập theo khi bạn chưa có nhiều kỹ năng thiết kế và kinh nghiệm. Đừng chọn 4 bìa sách có chủ đề và cách thiết kế tương đương nhau nhé. Cái bạn cần là 4 ý tưởng và thiết kế khác nhau chứ không phải 4 lần lặp lại của một chủ đề.

Bạn có thể tìm hình ảnh cho thiết kế bìa sách của mình ở đâu? Có rất nhiều nguồn hình ảnh miễn phí như  Stock Exchange, Flickr… hoặc bạn có thể tìm kiếm những hình ảnh khác trên Google. Tuy nhiên bạn cần có sự cho phép của tác giả hình ảnh đó để hoàn thiện thiết kế bìa sách của mình. Có rất nhiều nguồn ảnh giá rẻ như iStockPhoto, BigStock, Shutterstock, DeviantArt . Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn từ chính những hình ảnh do bạn hay bạn bè, người thân bạn chụp. Khi tìm kiếm hình ảnh, bạn hãy nhớ rằng bạn không tìm một bức ảnh hoàn hảo đến mức bạn chỉ cần đặt tiêu đề sách và tên tác giả lên là bạn đã có một bìa sách đẹp. Bạn cần một yếu tố để xây dựng bìa sách mà bạn đã quyết định trong đầu. Trong nhiều trường hợp, bìa sách chỉ sử dụng ảnh chụp không được đánh giá cao chút nào.

Bước 3

Tạo ra bản phác họa của chính thiết kế bìa sách của bạn từ những gì bạn đã thu thập được. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý về thiết kế bìa sách khác trên như: các bước cần chú ý khi thiết kế bìa sách, làm thế nào để thiết kế một bìa sách nổi bật…

Bước 4

Cho những người khác xem 4 thiết kế bìa sách mà bạn vừa phác họa. Bây giờ bạn sẽ hiểu vì sao tôi muốn bạn có nhiều hơn một thiết kế. Bởi vì sẽ có những người họ sẽ nói rằng họ thích thiết kế của bạn chỉ vì họ thích bạn chứ không phải họ thật sự nghĩ thế. Nhưng với nhiều sự lựa chọn, họ sẽ phải lựa chọn ra bìa sách đẹp nhất và giải thích tại sao. Bạn cũng nên hỏi họ có nên chuyển đổi các chi tiết trong thiết kế bìa sách cho nhau không. Ví dụ như kiểu chữ của bìa sách số 1 có thể thay cho kiểu chữ của bìa sách số 2 hay màu sắc bìa sách số 2 có thể sẽ phù hợp với bìa sách số 3 hơn.

Bước 5

Tạo ra thiết kế bìa sách thật sự của bạn. Chú ý đến cả chi tiết lớn và nhỏ nhé. Hãy ghi nhớ rằng bìa sách cần dễ hiểu và thu hút vì nó chỉ có chưa tới 3 giây để gây ấn tượng với người xem. Hoàn chỉnh thiết kế đến khi bạn cảm thấy hài lòng. Xem lại những gợi ý về thiết kế ở trên để giúp bạn tránh những sai lầm khi thiết kế bìa sách nhé.

Làm theo 5 bước trên đây không đảm bảo bạn sẽ có 1 bìa sách thật xuất sắc nhưng bạn sẽ cho ra đời được một thiết kế bìa sách vừa đủ: đủ đẹp, đủ hợp lý, đủ gây thiện cảm với người khác. Và đó có lẽ chính  là mong muốn của bạn – một người chưa phải là nhà thiết kế chuyên nghiệp phải không? Nếu bạn thật sự yêu thích thiết kế và muốn tiến xa hơn, hãy dành thời gian, công sức, tiền bạc để theo đuổi nó nhé.

 

source: LPmagazine

Wolfgang Weinart – Nhà thiết kế có tầm ảnh hướng lớn

Vừa là nhà thiết kế vừa là giảng viên, Wolfgang Weinart được biết tới bởi những khám phá về Typographic của mình và công tác giảng dạy tại Schule für Gestaltung Basel, và đồng thời cùng các sinh viên tạo ra phương pháp thực nghiệm và tiếp cận tới typography có ảnh hưởng toàn thế giới.

Từ 2004, căn phòng G102 tại Schule für Gestaltung ở Basel, Thụy sĩ là nơi đặt xưởng chữ. Căn phòng hoàn hảo, và tuyệt đẹp được lát gỗ, chứa trong nó hàng ngàn ngăn kéo chứa các chữ cái trong tình trạng nguyên sơ và ba 3 máy ép chữ.

Bức tường phía bắc được làm bởi kính, nhìn ra một khu vườn kiểu Pháp, bên cạnh một bãi cỏ của một trường học kế bên. Đó là căn phòng mà người thiết kế chữ và nhà thiết kế Thụy Sĩ, Emil Ruder, và sau này là Wolfgang Weingart, đã dạy typography cho không chỉ các sinh viên Thụy sĩ học nghề, mà còn cả những nhà thiết kế quốc tế hành hương tới để học bộ môn yêu thích.

Weingart sinh ra gần biên giới giữa Thụy sĩ và Đức, ở thung lũng Salem vào năm 1941. Ông ghi danh vào một khóa học 2 năm về thiết kế tại Merz Academy tại Stuttgart năm 1958.

Tại đó, ông khám phá in ấn, và ông bắt đầu sắp xếp những khuôn chữ kim loại đầu tiên năm 17 tuổi. Sau khi tốt nghiệp ông làm công việc như một ngươì thợ sắp chữ in ấn tại Ruwe Printing tại Stuttgart, nơi ông gặp kiến trúc sư Karl-August Hanke, một cựu sinh viên của trường Thiết kế Basel.

Ngay lập tức Hanke trở thành một cố vấn sự nghiệp cho Weingart khi đó còn trẻ tuổi, giới thiệu với ông các thiết kế bên ngoài nước Đức, đặc biệt là tại Thuỵ sĩ, nơi Ruder, Armin Hofman và Karl Gerstner đang làm việc và sẽ trở thành cái được mang tên Phong Cách Quốc tế (International Style).

Cho dù các bằng chứng của phong cách Thụy sĩ đã xuất hiện trên các mẫu tiêu đề thư đơn giản và các thiết kế danh thiếp mà Weingart đã thiết kế trong suốt thời gian ông ở Ruwe, tuy nhiên chúng thường ngẫu nhiên, bất cẩn và không nằm trong các giới luật của phong cách thiết kế Thụy Sĩ thời đó.

Vào năm cuối cùng của khóa học 3 năm, Weingart đã phát triển sự nhạy cảm với mối quan hệ giữa in ấn và những trải nghiệm thiết kế. Hanke khuyến khích ông đi học trường Thiết kế Basel (Basel school of Design) và Weingart du lịch tới đó năm 1963, nơi ông gặp Hofman và Ruder và nộp đơn tới các vị này. Những năm tiếp theo ông ghi danh như một sinh viên độc lập.

Mãi cho tới năm 1968 khi mà Hofman và Ruder nhận ra mục tiêu của họ trong việc tạo ra một trương chình thiết kế đồ họa cao cấp cho các chuyên gia sau khi tốt nghiệp tại Base School, trong đó một nhóm có thể tham gia vào các dự án đa ngành chuyên sâu nhằm trau dồi kỹ năng và tăng cường khả năng tham gia của trí tuệ và thiết kế.

Bằng một bước đi táo bạo, Hofmann mời chàng trai 27 tuổi Weingart, người gần như vô danh để gây dựng lớp học về Typography khiến các nhà thiết kế từ khắp thế giới đổ xô về tham gia chương trình.

Tại đây, Weingart cảm thấy như ở nhà với các khóa học về chữ ở trường – nó như là một phòng thí nghiệm và cũng là các lớp học và nó là nơi ông thực hiện các phép thuật của mình.

Những kinh nghiệm ông có được trong suốt thời gian tập sự được tăng cường. Ông sử dụng những thước kim loại cong, tạo ra các tác phẩm sắp đặt tròn nhúng trong thạch cao.

Ông trải nghiệm với những sắp đặt các mẫu chữ hình học đan xen lấy cảm hứng từ những kiến trúc bằng đá cổ tại Trung Đông, nơi ông lần đầu tiên đi du lịch vào đầu năm 1960. Lớp học của ông trở thành một xưởng làm việc để thử nghiệm và mở rộng những mô hình của typography mới.

“Tôi được thúc đẩy để tạo thêm cảm hứng cho cái nghề tẻ nhạt này và để kéo cái lớp học chữ này tới điểm cuối cùng.” Weingart diễn giải trong cuốn Weingart: Typography – My Way to Typography, xuất bản bởi Lars Müller năm 2000.

Ông tiếp tục mô tả cảm xúc trải nghiệm của thời đại: “Được tiếp thêm động lực bởi sự bất ổn xã hội, áp lực suy giảm của Swiss Typography lên các thiết kế quốc tế. Các sinh viên của tôi được tạo cảm hứng, chúng tôi bước vào một cái gì đó hoàn toàn khác, và chúng tôi biết rõ nó.”

Trong suốt 37 năm đứng lớp, các sinh viên có tên tuổi của Weingart gồm April Greiman, Jim Faris, Franz Werner, Robert Probst, Jerry Kuyper và Emily Murphy.

Quy trình thiết kế mà ông thực hiện vô cùng đơn giản; Đầu tiên các sinh viên được đề nghị suy nghĩ về kích thước phù hợp, trọng lượng (weight) và kiểu của chữ mà họ muốn sử dụng. Họ sẽ tự xếp chữ bằng cách nhặt những chữ cái riêng biệt từ những ngăn đựng chữ và đặt chúng cạnh nhau một cách cẩn thận trong một cái khuôn.

Họ phải xác định không gian giữa các chữ, khoảng cách giữa các dòng. Khi hoàn thành, chúng được in theo kỹ thuật dập nổi và làm khô bằng phấn trẻ em.

Sinh viên sau đó cắt chúng làm nhiều phần và bắt đầu thiết kế. Để loại bỏ phần bóng đen của giấy cắt và nhìn các sắp xếp của họ như trên một mặt phẳng, một miếng kính được đặt lên bề mặt. Nếu có gì đó không ổng – kích thước của chữ, trọng lượng, style – toàn bộ phần sắp đặt và in ấn được lặp lại.

“Chúng tôi được học về cách sắp xếp, hệ thống và cấu trúc trong lớp của ông ấy,” Terry Irwin người đứng đầu trường thiết kế tại Carnegie Mellon University, Cô từng học lớp của Weingart từ 1983 tới 1986.

“Nhưng ông ấy không dạy chúng tôi về tất cả. Đó là cái mà tôi nghĩ là vẻ đẹp của giáo dục tại Basel. Thay vào đó các sinh viên được khuyến khích tham gia và quá trình phát minh.”

“Bạn sẽ phải gắn các phác thảo lên bàn, và bạn cố gắng thử cái này ở đây, cái kia ở đây và sau đó di chuyển xung quanh chỗ này.” Cô giải thích. “Ông ấy sẽ đi xung quanh và nói bạn cảm hứng mà nó đem lại, vì vậy bạn sẽ cố gắng để tìm ra nó có nghĩa gì.

Và bạn lại di chuyển thêm một chút – hoặc có thể vẫn bối rối – và ông ấy lại tới và nói ‘Ừ, nó đã tốt hơn.’ Và sau đó ông ấy có thể bỏ đi. Và bạn cần cố gắng tìm ra tại sao nó tốt hơn. Nhưng khi bản thân bạn thực sự hiểu được cái “tại sao” đó … nó thực sự rất có hữu ích và có hiệu quả để học.

Trong khi dạy học, Weingart vẫn tiếp tục thử nghiệm chính mình trong các tác phẩm; áp phích, thiết kế bìa tạp chí. Một áp phích năm 1976 ông đã thiết kế và in cho nhiếp ảnh gia John Glagola bao gồm các thanh được phủ bạc trên tên của nghệ sĩ.

Weingart tiên quyết tìm kiếm những cách tạo ra hình ảnh, áp dụng kỹ thuật ảnh nửa tông (halftone) và benday (kỹ thuật xếp các điểm màu tròn gần nhau hoặc chồng lên nhau) được sử dụng trong quá trình quang cơ như là một công cụ mới để tạo dựng hình ảnh giữa những năm 1970.

Ông tự hào rằng quá trình thiết kế của mình hoàn toàn dựa vào các kỹ thuật sử dụng phim và các màu chồng chéo (overlap color). Tác phẩm được thấy phổ biến nhất có lẽ là tác phẩm cho Basel Kunskredit – một áp phích đen trắng được thiết kế trong khoảng thời gian 1976 – 1979 và một loạt áp phích màu được thực hiện giữa các năm 1980 và 1983.

Thông qua các trải nghiệm của mình, Weingart phát minh ra ngôn ngữ hình ảnh của chính ông. Như người đồng nghiệp Gregory Vines từng viết: 

“Ông ấy theo đuổi một ý tưởng cho tới khi ông chắc chắn rằng nó có hiệu quả hoặc không.” Từ một người thợ sắp chữ, người in ấn và một nhà phát minh, Weingart cho ra đời các tác phẩm hoặc áp phích từ lúc bắt đầu tới khi kết thúc bằng chính mình.

Ông ấy chọn cách tham gia toàn bộ quá trình, từ chuẩn bị ý tưởng tới chuẩn bị các lớp phim để in… Khi nhìn qua máy ảnh hoặc khi đang phát triển phim, những ý tưởng mới và khả thi trở nên rõ ràng, thậm chí là những sai lầm nhưng tạo ra những điều kỳ lạ.

Lloyd Miller, người học với Weingart vào đầu những năm 1980 lưu ý

“Ông ấy là một bậc thầy và một nghệ sĩ trong lĩnh vực này… Phương pháp làm việc của Weingart là sự tổng hợp của sự không giới hạn của các chương trình phần mềm (ví dụ như Adobe Illustrator hay Photoshop).”

Tuy nhiên Weingart không bao giờ quên đào sâu kinh nghiệm trong việc xếp chữ tay (hand-setting type). Ông mang tới sự rõ ràng và cấu trúc có chiều sâu trong cuốn sách Creative Jewelry năm 1974 và bộ sưu tầm Art Basel năm 1980.

Thông qua những phát minh, ông thậm chí còn tìm cách áp dụng điểm mạnh của mình bằng cách bóp méo chữ viết tay, để đưa nó vào một mẫu của typography trong áp phích thông báo triển lãm các nhân năm 1990, tại Viện Công Nghệ Kỹ Thuật Mới tại Darmstadt, Đức.

Những khi làm việc cuối tuần tại trường dạy chữ, Weingart thường xuyên nghe nhạc của các nhà soạn nhạc người Đức như Wagner, Beethoven, Morzart như là cảm hứng để làm việc.

source: LP magazine